Khe lún là gì? Tiêu chuẩn bố trí khe lún trong xây dựng
Trong ngành thiết kế – xây dựng, thuật ngữ chuyên ngành “khe lún” được nhắc đến khá nhiều nhưng không phải ai cũng biết tới. Chúng tôi sẽ cung cấp thông tin hữu ích nhất giúp bạn hiểu hơn về vấn đề trên.
Khe lún là gì?
Khe lún là một loại khe biến dạng được áp dụng chủ yếu trong ngành xây dựng, các khu kiến trúc nhà ở dân dụng, công trình công cộng…, nhằm giảm sự chênh lệch tải trọng giữa các tòa nhà với nhau. Bạn có thể dễ dàng nhìn nhận thấy giữa những tòa nhà san sát nhau hoặc giữa các khối nhà thấp tầng và cao tầng, đều cần có khe lún.
Mục đích tránh xảy ra hiện tượng hiện tượng sụt lún, gây mất thẩm mỹ công trình. Khe lún thường được thiết kế bắt đầu từ vị trí móng và kết thúc tại mái công trình.
Khái niệm thuật ngữ khe lún là gì?
So sánh khe lún và khe nhiệt
Khe nhiệt còn có tên gọi khác là khe co giãn, khe nhiệt được bố trí để khắc phục hiện tượng co giãn của kết cấu dưới tác động của môi trường. Khi nhiệt độ môi trường thay đổi, khe hấp thụ nhiệt và co giãn. Được sử dụng cho các công trình có chiều dài, mặt bằng tương đối lớn.
Khe lún và khe nhiệt đều có điểm giống và khác nhau, cụ thể:
Giống nhau: Đều là khe chia tách công trình thành 2 khối riêng biệt, tránh hiện tượng sụt lún xảy ra.
Khác nhau:
- Khe nhiệt thường thiết kế bắt đầu ở một vị trí bất kỳ và kết thúc tại mái công trình. Khe nhiệt chỉ cần cắt qua thân công trình mà không cần cắt qua hầm và móng.. Ngoài ra, khe nhiệt còn được sử dụng cho các công trình có chiều dài, mặt bằng tương đối lớn, thường rơi vào kích thước 50-60m
- Khe lún được thiết kế bắt đầu sẽ cắt qua phần thân hầm và móng của công trình, với tiêu chuẩn bố trí quy phạm khoảng cách 2 khe là >24(m).
Tiêu chuẩn bố trí khe lún
Để đảm bảo tuổi thọ lâu dài của công trình, tiêu chuẩn bố trí khe lún cũng là một trong những yêu cầu kỹ thuật mà chủ nhà nên để ý:
- Để tránh tình trạng khi xây nhà xảy ra hiện tượng sự giãn nở dẫn tới hư hỏng kết cấu của công trình, bạn cần tham khảo tiêu chuẩn bố trí mối nối lún và mối nối nhiệt độ là: CXDVN 356: 2005 – Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép – Tiêu chuẩn thiết kế, mục 4.2.13: Khoảng cách giữa các khe co giãn nhiệt cần phải được xác định bằng tính toán theo bảng 5.
- Tiêu chuẩn Việt Nam về TCXD 4453: 1995- Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối – Quy phạm thi công và nghiệm thu, mục 6.4.13: Đổ bê tông mặt đường, sân bãi và đường băng sân bay phải đảm bảo các yêu cầu và mục 6.7.2 về vấn đề đặt khe co giãn nhiệt ẩm của lớp bê tông chống thấm mái.
- TCVN 5718: 1993- Mái và sàn bê tông cốt thép trong công trình xây dựng-Yêu cầu kỹ thuật chống thấm, mục 2.1.3,2.1.42.1.5,2.1.6..
Khoảng cách khe lún quy phạm là bao nhiêu?
Khe lún được thiết kế sẽ cắt qua phần thân hầm và móng với tiêu chuẩn bố trí quy phạm khoảng cách 2 khe là >24(m). Còn bề rộng của các khe có một công thức tính gần đúng là: ∆=2.k.H2 +20mm
Trong đó: H2 là độ cao của khối nhà thấp, hệ số k phụ thuộc vào giải pháp kết cấu của công trình
Khi nào nên dùng khe lún cho công trình?
Khe lún thường được dùng nhiều trong các công trình xây dựng, cụ thể:
- Khi hai ngôi nhà có sự chênh lệch lớn về khối lượng. Trong trường hợp hai ngôi nhà liền kề nhau, sử dụng khe lún cũng là một giải pháp giúp cân bằng 2 ngôi nhà.
- Bạn có thể dễ dàng nhận thấy tại các thành phố lớn, việc xây dựng những ngôi nhà thường san sát nhau. Người dùng có thể sử dụng tường nhà để ngăn cách dễ dàng. Tuy nhiên, giữa 2 bức tường nhà này cần khe lún để đảm bảo được các yêu cầu về giãn nở và tránh hiện tượng sụt lún cho công trình.
- Khe lún thường được sử dụng nhiều trong các dự án căn hộ, chung cư lớn hay các công trình, khu đô thị…., có chiều dài và chiều cao lớn.
1. Tường hàng rào
Khe lún tường rào là khoảng cách bị hở ra được tính từ móng tường rào tới mái của mọi công trình. Nếu người dùng không có biện pháp xử lý chuẩn cũng gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
2. Nhà liền kề
Thông thường, trong kết cấu xây dựng nhà ở, khe lún phụ thuộc vào chiều cao và chiều dài của công trình. Kỹ sư cần phải có sự tính toán chính xác, đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật một cách tối ưu nhất. Đối với chiều dài nhiều công trình nhà ở dân dụng về cơ bản, không cần quan tâm quá nhiều đến vấn đề làm khe lún. Tuy nhiên, với ngôi nhà có diện tích lớn, xây san sát nhau thì người dùng cần cân nhắc kỹ lưỡng. Đặc biệt, bạn cần chú ý tới việc sử dụng nguyên vật liệu làm khe lún đảm bảo các yếu tố chống cháy, chống mối mọt.. tốt nhất.
3. Đường bê tông
Khe lún đường bê tông sẽ khiến cho sự giãn nở và co ngót của đường linh hoạt hơn khi có biến thiên nhiệt độ tác động. Khe lún này phân chia các phần trong kết cấu của bê tông nhằm tránh gây hiện tượng nứt gãy.
4. Kè đá
Với những tường rào kè đá bị lún do thi công nhầm chỗ, bạn nên bịt kín khe lún bằng bê tông cốt thép cứng để chặn đứng vùng đất bị lún, đồng thời đảm bảo cho các công trình liền kề trụ vững với độ bền cao hơn. Nếu khe lún do người thợ của công ty thi công làm không chuẩn, bạn hãy liên hệ đến công ty đó để yêu cầu hỗ trợ và giải quyết sớm nhất.
Trên đây là những thông tin hữu ích về khe lún, tiêu chuẩn bố trí cũng như khoảng cách bố trí khe lún thích hợp. Bạn muốn biết thêm kiến thức bổ ích hãy theo dõi các bài viết tiếp theo của LogoCreator nhé!